Khoảng 80% trong số chúng ta mắc phải tình trạng lệch vách ngăn mũi mà không hay biết. Tuy nhiên, lệch vách ngăn mũi thông thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu tình trạng lệch nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng.
Lệch vách ngăn mũi là gì?
Mũi của chúng ta được chia ra thành 2 bên, ngăn cách nhau bởi một “tấm vách” gọi là vách ngăn mũi. Vách ngăn này được cấu tạo từ một phần xương ở phía sau và một phần sụn ở phía trước. Lệch vách ngăn mũi là khi vách ngăn bị cong lệch sang một bên làm cho 1 bên khoang mũi nhỏ hơn bên còn lại, dẫn đến những rối loạn trong quá trình hít thở. Lệch vách ngăn mũi được phân thành nhiều dạng:
Lệch đơn thuần: Lệch theo hình chữ C, vách ngăn chỉ lệch qua một bên (bên trái hoặc bên phải).
Lệch hình chữ S: Lệch vách ngăn mũi phức tạp, vừa có thể bị lệch sang trái, vừa có thể lệch sang phải.
Lệch vách ngăn mũi
Lệch hình chữ S
Gai hoặc mào vách ngăn mũi: Hiện tượng thường gặp ở phần tiếp giáp của xương và sụn vách ngăn. Gai hoặc mào vách ngăn mũi có thể chạm đến niêm mạc mũi gây chảy máu và gây đau nhức dữ dội cho người bệnh.
Nguyên nhân lệch vách ngăn mũi
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân có khả năng gây ra lệch vách ngăn mũi. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân như:
Nguyên nhân bẩm sinh: một số trường hợp lệch vách ngăn mũi xảy ra trong suốt quá trình phát triển bào thai và dễ dàng nhận ra ngay sau khi em bé được sinh ra đời.
Chấn thương vùng mũi: Hậu quả của chấn thương vào vùng mũi có thể làm cho vách ngăn bị lệch sang một bên. Đối với trẻ nhỏ có thể là do một sang chấn trong quá trình chuyển dạ của người mẹ. Với trẻ lớn và người lớn có thể là do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hay do tình trạng bạo lực... gây tác động cơ học vào vùng mặt, mũi dẫn đến lệch vách ngăn.
Những người chơi thể thao đòi hỏi độ tương tác cao hoặc những lái xe không thắt dây an toàn rất dễ bị lệch vách ngăn do chấn thương.
Quá trình lão hóa: Sự lão hóa bình thường của cơ thể người cũng có thể làm thay đổi cấu trúc của mũi và vách ngăn mũi bị lệch sang một bên theo thời gian dài.
Viêm mạn tính vùng mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Động tác quẹt mũi thường xuyên do viêm có thể làm thay đổi cấu trúc vách ngăn, dẫn tới tình trạng lệch vách ngăn mũi.
Xem them phương pháp điều trị bệnh hiệu quả tại: https://dakhoahoancautphcm.vn/lech-vach-ngan-mui-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri.html
Comments